Tại sao đàn ông im lặng khi cãi nhau là một câu hỏi thú vị của hầu hết chị em phụ nữ khi rơi vào tình huống xung đột, tranh luận nảy lửa với họ. Khi ngọn lửa tranh cãi đang bùng cháy, đàn ông thường có xu hướng im lặng và gây cho người khác một cảm giác lạnh lùng, xa cách.
Một số người cho rằng đây là biểu hiện của sự thụ động, sự thiếu quan tâm hoặc thậm chí là sự yếu đuối. Tuy nhiên, sự im lặng của đàn ông trong những cuộc cãi nhau có thể có những nguyên nhân sâu xa hơn, đòi hỏi chúng ta nên tìm hiểu thấu đáo và đánh giá một cách công bằng.
Hãy cùng Nghệ An 24h tìm hiểu vì sao đàn ông thường chọn im lặng khi cãi nhau để xem những nguyên nhân này đúng bao nhiêu phần trăm với bạn nhé.
Họ quan tâm, lo lắng cho bạn
Khi một người đàn ông chọn cách im lặng và không tiếp tục cuộc tranh cãi với bạn, điều này chứng tỏ anh ấy nhận thức rõ về giới hạn của mình.
Anh ấy lo lắng rằng, trong cơn giận dữ, có thể sẽ nói ra những điều có thể làm tổn thương bạn. Đây cũng chính là cách anh ấy bảo vệ người phụ nữ trong cuộc sống của mình.
Đàn ông biết rõ về tâm trạng của mình và khi đạt tới “điểm bùng phát”, anh ấy sẽ chủ động dừng cuộc tranh cãi cho đến khi trở lại trạng thái bình tĩnh.
Vì vậy, việc học cách tranh luận một cách công bằng, bao gồm việc lắng nghe quan điểm từ cả hai phía là vô cùng quan trọng. Nếu chỉ một bên là người đưa ra tranh luận thì chắc chắn vấn đề sẽ không tìm được lời giải.
Bị tổn thương
Rất nhiều nam giới chọn cách im lặng trong những cuộc xung đột với bạn đời, do cảm giác bản thân bị xúc phạm.
Mặc dù họ có vẻ ngoài mạnh mẽ và kiên cường, nhưng họ cũng có những cảm xúc và lòng tự trọng mỏng manh.
Họ thường chọn cách giữ lặng để tránh nhận thêm sự tổn thương. Vì vậy, hãy cố gắng đảm bảo cuộc tranh cãi diễn ra một cách công bằng, nếu không hậu quả khó lường có thể xảy ra.
Họ không phải là phụ nữ
Nam giới thường im lặng trong cuộc cãi nhau không phải vì thiếu quan tâm hay yếu đuối, mà vì họ có xu hướng không thích những cuộc tranh luận dài dòng và nhiều lời như phụ nữ.
Khi một cuộc tranh cãi kéo dài mà không có hồi kết, họ thường chọn im lặng và rút lui. Để tránh tình huống này, chúng ta có thể hạn chế việc nói nhưng không đi đến điểm mấu chốt.
Thay vào đó, hãy truyền đạt thông điệp của mình một cách ngắn gọn và thẳng thắn để đạt hiệu quả tốt nhất trong giao tiếp với họ.
Cảm thấy không được tôn trọng
Tôn trọng là một yếu tố không thể thiếu trong cách đối xử với nam giới, cũng như cảm giác được yêu thương. Do đó, nếu cảm thấy bạn đời thiếu tôn trọng trong lúc tranh cãi (điều thực sự khó tránh khỏi) thì người đàn ông của bạn có thể sẽ chọn cách im lặng, rút lui.
Hãy nhớ rằng mục đích của việc tranh cãi là để tìm kiếm giải pháp và đạt được sự thống nhất, chứ không phải để xác định ai thắng cuộc.
Cần thời gian xử lý thông tin
Nam giới đôi khi không thể nhanh chóng suy nghĩ và hành động như phụ nữ. Trong quá trình tranh cãi về một vấn đề quan trọng, họ cần thời gian để xem xét và suy nghĩ kỹ về điều đó.
Mặc dù điều này có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái, nhưng bạn cần học cách chấp nhận và đồng thời cung cấp cho họ thời gian cần thiết. Họ sẽ phản hồi và tiếp tục thảo luận vấn đề còn bỏ ngỏ sau đó.
Đạt đến ngưỡng giới hạn chịu đựng
Phần lớn phụ nữ thực sự có khả năng xuất sắc hơn nam giới trong các cuộc tranh cãi. Việc cạnh tranh lời lẽ này dường như gây ra nhiều ảnh hưởng về mặt thể chất đối với nam giới hơn là phụ nữ, khiến họ thường dễ bị kích động hơn.
Khi họ cảm nhận rằng họ đã tiến đến ranh giới của khả năng chịu đựng, họ thường chọn cách rút lui. Do đó, hãy đảm bảo rằng cuộc tranh luận không đi quá xa, để tránh đưa anh ấy vào tình trạng quá căng thẳng để tránh việc anh ấy cảm thấy bị quá tải và im lặng.
Họ cảm thấy như bị tấn công
Hầu hết đàn ông chọn cách giữ im lặng trong cuộc tranh cãi do cảm giác như bị công kích bản thân và cho rằng bạn không quan tâm đến quan điểm của họ và không có lý do gì để anh ấy phải tiếp tục cuộc trò chuyện.
Để giải quyết điều này, hãy giữ trạng thái bình tĩnh và dành thời gian nghe những suy nghĩ của nửa kia. Việc này, không đồng nghĩa với việc bạn phải đồng ý với mọi ý kiến của anh ấy nhưng đó là phương pháp để cuộc tranh luận diễn ra một cách công bằng. Thay vì để anh ấy rời bỏ cuộc tranh luận một cách đột ngột, hãy cho anh ấy cơ hội để tự do bày tỏ quan điểm của mình.